Nhà sản xuất vũ khí Đức MBDA đang phát triển một loại tên lửa có thể hỗ trợ Ukraine chiến đấu với Nga.
Quân đội Ukraine đang sử dụng hệ thống pháo phản lực HIMARS do Mỹ và Đức cung cấp để đẩy lùi các lực lượng của Nga và tiếp tục phản công. Tên lửa hỗ trợ hỏa lực liên hợp (JFS-M) đang được MBDA phát triển có thể tăng tầm bắn các vũ khí của Ukraine từ 300 km lên 500km. Hai cây cầu quan trọng ở thành phố Kherson do Nga kiểm soát đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công vào tuần trước, Bộ Quốc phòng Anh cho hay.
Theo AP, các nhà chức trách Ukraine ngày 13/8 cho biết, cây cầu đang sử dụng cuối cùng bắc qua dòng sông ở khu vực phía Nam Ukraine đã bị phá hủy, làm gián đoạn thêm chuỗi cung ứng của Nga.
Theo MBDA, JFS-M có tốc độ cận âm cao, từ 600 – 1.000 km/h. Hai tên lửa này có thể được đặt trên HIMARS và 4 tên lửa có thể được triển khai trên hệ thống tên lửa phóng loạt M270.
Công nghệ tầm nhìn thấp và độ cao thấp của tên lửa này khiến nó có thể vượt qua hệ thống phòng không của Nga. MBDA đã công bố một video cho thấy khả năng của JFS-M. Mỹ cũng đang phát triển tên lửa cho HIMARS, đó là các tên lửa tấn công chính xác có tầm bắn lên tới 650 km.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu khi nào các tên lửa tầm xa hơn sẽ có sẵn cho Ukraine. Một số chuyên gia quân sự dự đoán, Ukraine có thể cạn kiệt tên lửa HIMARS trong một vài tháng tới.
Đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Mark Cancian nhận định với Newsweek rằng việc cung cấp tên lửa của Mỹ cho Ukraine sẽ cạn dần trong 3 – 4 tháng tới.
“Chúng ta sẽ đối mặt với thời điểm Mỹ phải giảm số lượng tên lửa cung cấp cho Ukraine khi kho tên lửa của chúng ta chỉ được duy trì ở mức thấp”.
Trước đó, theo một quan chức Ukraine, Nga đang phát triển “chiến thuật mới” để đối phó với hệ thống pháo phản lực HIMARS mà Washington cung cấp cho Kiev./.
theo VOV